Thời trang Nhật Bản qua các thời kỳ đã có sự thay đổi như thế nào?

Ninh Chi
Th 6 24/03/2023

Thời trang Nhật Bản là một nét đẹp độc đáo của nền văn hóa xứ sở Phù Tang. Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của đất nước, thời trang của Nhật lại có những sự thay đổi riêng để đáp ứng nhu cầu người mặc. Vậy sự thay đổi này thể hiện như thế nào? Bạn thích phong cách thời trang nào nhất của Nhật? Cùng SHOPJapanbiz tìm hiểu nhé! 

trang-phuc-nhat

Câu chuyện lịch sử của nền văn hóa thời trang Nhật Bản 

1. Trang phục truyền thống của người Nhật 

Nhắc đến trang phục truyền thống của Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến những bộ kimono đầy ấn tượng. Đây được ví như là hình ảnh biểu trưng mang tính “duy ngã độc tôn” của Nhật Bản vì kimono thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần cả người Nhật. Trang phục truyền thống của Nhật Bản là một phần không thể thiếu trong nét văn hóa độc đáo của quốc gia. 

Kimono tại Nhật còn được gọi là Hòa phục, trong tiếng Nhật có nghĩa là y phục Nhật. Kimono trải qua một khoảng thời gian dài phát triển đã chứa trong mình linh hồn và những thăng trầm lịch sử của con người và đất nước Nhật Bản. Kimono là tác phẩm nghệ thuật với người mặc và chiêm ngưỡng và cũng là đứa con tinh thần của người làm ra chúng. 

2. Kimono ra đời như thế nào? 

Có nhiều quan niệm và ghi chép khác nhau về nguồn gốc ra đời của những bộ Kimono đầu tiên. Theo đó, thông tin được nhiều người tin tưởng nhất là Kimono có xuất xứ từ đất nước Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 7. Khi mới xuất hiện trong xã hội, trang phục này có tên là Hitoe và xuất hiện như kiểu áo lót có dáng giống với kimono ngày nay mà thôi. Váy và cổ áo được may vắt chéo, tay áo rộng và nịt lại dưới ngực. Cũng có một số tài liệu cho rằng kimono được may theo kiểu trang phục đời nhà Đường của Trung Quốc.  

Và thông tin được chấp nhận nhiều nhất hiện nay là kimono ra đời vào thời kỳ Heian của Nhật, tức năm 794 - 1185. Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, bộ kimono đã được cải tiến liên tục để có thể phù hợp với người mặc cũng như quan điểm văn hóa của từng thời điểm. Đến nay, ở thời kỳ hiện đại, bộ kimono đã được đơn giản hóa đi rất nhiều để có thể phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như tạo sự dễ chịu cho người mặc.  

trang-phuc-kimono

Sự ứng dụng, du nhập cũng như giao lưu văn hóa thời trang của quốc gia cũng cho ra đời những bộ kimono với kiểu dáng mới lạ hơn, phóng khoáng hơn và thể hiện đúng chất tinh thần hiện đại của con người thời nay.  

Trang phục Nhật Bản qua các thời kỳ đã biến đổi như thế nào? 

1. Thời kỳ Heian (794 - 1185) 

Đây là thời kỳ thời trang Nhật Bản đã có những bước chuyển đổi đầu tiên đáng ghi nhận. Vào thời Heian, trang phục của thường dân và quý tộc rất khác nhau. Trang phục thời kỳ này chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Trung Quốc dưới thời nhà Đường. Giới quý tộc sẽ mặc những trang phục lộng lẫy và có áo giáp. 

Đến giữa thời kỳ Heian, thời trang Nhật đã thay đổi hoàn toàn. Người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến việc tôn vinh văn hóa đất nước thông qua trang phục nên bắt đầu có những thay đổi khi may mặc. Mục đích là để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của trang phục nước ngoài lên quần áo truyền thống Nhật. 

2. Thời kỳ Edo (1603 - 1868) 

Dưới thời kỳ Edo, văn hóa thời trang của Nhật Bản đạt được những bước phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Mọi thứ đã tách dần ra khỏi sự ảnh hưởng từ nước ngoài và thể hiện rất rõ đặc điểm phát triển của đất nước vào thời điểm này. Vào đầu thời kỳ Edo, khi các samurai có quyền lực, sức mạnh kinh tế đã chủ động hơn về khía cạnh thời trang. 

Người dân thường sẽ mặc những trang phục được may bằng chất liệu đơn giản như sợi gai. Còn đối với những phụ nữ quý tộc hay những người có địa vị cao sang hơn, trang phục của họ được may từ lụa và thêu hình là vàng, bạc. Tùy vào vị thế xã hội của họ mà bạn có thể nhận thấy rất rõ sự thay đổi của kiểu dáng trang phục. 

Đến giữa thời kỳ Edo, các sự kiện mang tính giải trí chỉ dành cho giới quý tộc và samuri đã trở nên phổ biến hơn. Các hoạt động như tham gia hoạt động truyền thống, du lịch hay ngắm hoa anh đào khi vào mùa đã lan rộng đến những người dân thường và thương nhân. Và khi đời sống tinh thần đã được cởi mở hơn để tận hưởng nhiều điều tốt đẹp hơn, những món đồ như “haori” và thắt đai lưng hình nút trống “taiko” quen thuộc với kimono hiện nay đã xuất hiện. 

trang-phuc-edo

3. Thời kỳ Minh Trị (1868 - 1912) 

Dưới thời kỳ này, văn hóa Tây phương đã chính thức du nhập vào Nhật Bản, đánh dấu những bước thay đổi mang tính lịch sử của thời trang Nhật Bản. Hoàng đế, hoàng hậu và các quan thần là những người tiên phong trong việc mặc trang phục và để kiểu tóc giống phương Tây khi tham gia các buổi triều nghi. 

Dù sự gia nhập của thời trang phương Tây đã được ghi nhận nhưng kimono vẫn là trang phục được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật. Tạo nên một nước Nhật với sự pha trộn giữa quần áo truyền thống và những bộ cánh phương tây. 

Tìm hiểu thêm về sản phẩm quần tất Sabrina của Gunze Nhật Bản: https://shop.japanbiz.vn/collections/tat-quan

4. Thời kỳ Taisho (1912 - 1926) 

Sự xuất hiện của văn hóa phương Tây đã trở nên rõ ràng hơn dưới thời kỳ này. Những đặc trưng của trời Tây đã len lỏi vào sâu trong đời sống sinh hoạt, ăn mặc, điện ảnh, tạp chí,... của Nhật và tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho sự sáng tạo của giới trẻ Nhật Bản.  

Phụ nữ Nhật lúc này ưa chuộng những kimono được may theo kiểu xếp nếp dọc được mặc với áo choàng và các phụ kiện đi kèm như mũ, găng tay, dù và túi xách. Ngược lại, nam giới đã quen với việc mặc áo vest, áo choàng. 

trang-phuc-Taisho

5. Thời kỳ Showa (1926 - 1989) 

Đến thời kỳ này, người Nhật ít sử dụng các trang phục truyền thống mà thay vào đó chính là những bộ quần áo kiểu Tây, nhất là với người ở tầng lớp thượng lưu. Tới giai đoạn khi có giao chiến xảy ra, nam giới chuyển sang mặc quốc phục làm từ vải kaki. Và quần áo cho phái nữ cũng đã thay đổi với quần áo thường nhật, kimono, phòng không. 

6. Thời kỳ Hensei (1989 - 2019) 

So với thời điểm trước đó thì văn hóa thời trang Nhật Bản đã có những bước chững đáng kể do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, những nét văn hóa độc đáo đã được ghi nhận có thể kể đến như thời trang đường phố Harajuku. Lối trang phục này thể hiện tinh thần tự do, thoải mái thể hiện cá tính của bản thân mà không sợ ai đánh giá của giới trẻ nhật. Có nhiều loại hình đa dạng như Lolita, Decora, Fairy Kei,... 

Dòng chảy thời gian đã ghi nhận nhiều thay đổi của thời trang Nhật Bản. Mỗi giai đoạn khác nhau, văn hóa trang phục lại có những đặc điểm riêng và phản ánh sâu sắc tình hình xã hội ở thời điểm đó.  

 

Tìm hiểu thêm quần tất mùa hè cho chị em phụ nữ: https://shop.japanbiz.vn/products/quan-tat-mua-he-sieu-mat